Trong quá trình tìm kiếm màn hình máy tính cho thiết kế đồ họa, bạn có thể sẽ thắc mắc “Delta E là gì?” Nói ngắn gọn, đó là chỉ số về mức độ lệch của màu được hiển thị so với màu gốc. Delta E càng thấp thì màu càng chuẩn. Vậy Delta E ở mức nào là đủ? Điều này tùy thuộc vào nhu cầu của bạn (và chúng tôi cung cấp hướng dẫn hữu ích về giá trị Delta E bên dưới).
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Delta E dưới đây. Hoặc tham khảo lựa chọn màn hình ColorPro chuyên dụng của chúng tôi.
Trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và kinh doanh, có rất nhiều thuật ngữ khiến người mua bối rối. Chúng ta đã từng bàn về một số chủ đề như lumen và độ phân giải. Tuy nhiên, một trong những thuật ngữ trừu tượng hơn mà bạn có thể gặp phải trong lĩnh vực này là Delta E (thường được viết là ΔE hoặc E*).
Delta E là chỉ số đóng vai trò quan trọng việc đánh giá độ chính xác màu sắc. Các chuyên gia sáng tạo như nhiếp ảnh gia, chuyên viên biên tập video và chuyên viên thiết kế đồ họa đều cần chú ý đến tiêu chuẩn này vì đây là yếu tố thiết yếu trong việc lựa chọn màn hình chuyên dụng.
Dù các chuyên gia sáng tạo cần hiểu rõ ý nghĩa của Delta E; xét đến tính chất phức tạp của chủ đề, bản dịch rất dễ làm mất đi ý nghĩa của định nghĩa này. Trên cơ sở đó, hãy tìm hiểu kỹ hơn về Delta E và cách sử dụng chỉ số này để đưa ra quyết định sáng suốt khi mua thiết bị hiển thị.
Delta E Là Gì?
Delta E là chỉ số đo lường tiêu chuẩn do Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng (Commission Internationale de l’Eclairage) tạo ra nhằm xác định mức độ sai lệch giữa hai màu sắc trên màn hình. Khi đi mua sắm máy chiếu hoặc màn hình kỹ thuật số, bạn sẽ muốn tìm một thiết bị có mức Delta E gần 0 nhất có thể.
Mức Delta E là độ lệch giữa màu được hiển thị và màu gốc chuẩn của nội dung đầu vào. Chỉ số Delta E càng thấp có nghĩa là màu càng chuẩn, còn chỉ số Delta E cao có nghĩa là độ lệch càng lớn.
Chữ “E” trong Delta E là “Empfindung”, nghĩa là “cảm nhận” trong tiếng Đức. Delta là từ Hy Lạp chỉ sự thay đổi tiệm tiến của một biến. Khi ghép với nhau, thuật ngữ Delta E chỉ sự khác biệt trong cảm nhận.
Delta E được đo trên thang điểm từ 0 đến 100, trong đó 0 chỉ độ lệch màu thấp, còn 100 chỉ độ sai lệch màu hoàn toàn. Theo giải thích trong hướng dẫn của Zachary Schuessler, nhận thức về chuẩn màu này được chia thành các khoảng giá trị như sau:
- <= 1,0: Mắt người không cảm nhận được sự khác biệt
- 1-2: Có thể cảm nhận được nếu quan sát kỹ
- 2-10: Cảm nhận được khi nhìn thoáng qua
- 11-49: Màu sắc giống màu tương phản hơn
- 100: Màu sắc tương phản hoàn toàn với màu gốc
Tại Sao Delta E Lại Quan Trọng Trong Thiết Kế Đồ Họa?
Các chuyên gia cần hiểu rõ ý nghĩa của Delta E vì như đã giải thích ở trên, chỉ số này là cơ sở của độ chính xác màu sắc. Có thể sử dụng mình chỉ số này để xác định liệu màn hình có hiển thị màu chính xác hay không, thay vì dựa vào đánh giá chủ quan.
Không chỉ giới hạn trong phạm vi mỹ học và khả năng hiển thị, khi một người sở hữu một tập hợp màn hình có mức độ Delta E thấp, người đó có thể thực hiện các tác vụ phức tạp như chỉnh sửa đồ họa và video trên nhiều màn hình mà không gặp phải sự cố sai lệch màu nghiêm trọng nào.
Cách Tính Delta E
Delta E (tổng sai biệt màu sắc) được tính dựa trên các giá trị màu delta L*, delta a* và delta b*, tất cả những giá trị này biểu thị cho bản mô tả hoàn chỉnh bằng giá trị số của màu sắc trong hệ tọa độ vuông góc. Ý nghĩa của các giá trị trên như sau:
- dL* thể hiện sai lệch về độ sáng giữa màu mẫu và màu chuẩn.
- da* thể hiện sai lệch về sắc đỏ hoặc sắc xám giữa màu mẫu và màu chuẩn.
- db* biểu thị sai lệch về sắc xanh và sắc vàng giữa màu mẫu và màu chuẩn.
Với các mức độ nêu trên, giá trị càng cao thì độ sai lệch trong khía cạnh đó càng lớn. Vì Delta E xoay quanh ba yếu tố cốt lõi, chỉ số này sẽ dễ tính toán hơn bạn nghĩ.
Bạn chỉ cần bình phương độ lệch giữa từng giá trị L, a và b, cộng chúng lại rồi khai căn bậc hai của tổng đó. Tuy nhiên, biểu thức toán học này đáng sợ hơn một chút:
Công thức này cung cấp thông tin quan trọng về độ sai lệch nhận biết được giữa hai màu sắc. Công thức chính xác hơn là Delta E(94). Công thức cho Delta E(94) phức tạp hơn nhiều so với công thức Delta E tiêu chuẩn, do vậy, bài viết này sẽ không đề cập đến.
Tại sao bạn nên chọn màn hình có Delta E ≦2
Khi công việc của bạn liên quan đến công việc sáng tạo, bạn sẽ muốn mua các thiết bị có mức độ Delta E nhỏ hơn 2 vì khi đó, mắt người sẽ thấy màu sắc hiển thị trên màn hình giống màu gốc.
Nhìn chung, các màn hình hiển thị chất lượng tốt nhất với mức giá đắt hơn đáng kể so với các thiết bị truyền thống có chỉ số Delta E bằng 1 hoặc nhỏ hơn. Tuy nhiên, chỉ số này không thể xuống mức 0. Bên cạnh đó là các thiết bị cao cấp, chất lượng cao có Delta E ≦2.
Làm Thế Nào Để Đo Màu Sắc
Câu hỏi thường gặp trong các cuộc bàn luận về mức độ Delta E là cách đo màu chính xác. Dù bạn có thể sử dụng thang đo và thước để đo trọng lượng và kích thước, độ sáng sẽ khó đo hơn. Tùy vào không gian màu bạn sử dụng, sẽ có các công thức khác nhau.
Về trang thiết bị thực tế để đo độ sáng, bạn có thể mua máy đo màu. Dụng cụ này đo độ sáng bằng một tập hợp bộ lọc XYZ, đây là các bộ lọc quang được thiết kế nhằm mô phỏng các đặc tính quang học của các giá trị bộ ba màu (XYZ). Các giá trị bộ ba màu là cơ sở của ngôn ngữ màu và còn được coi là hệ thống màu CIE.
CIELAB Là Gì
CIELAB là không gian màu hay “CIE L*a*b*” hoặc đơn giản là “Không gian màu Lab”. Đây là giá trị do Ủy ban Quốc vế về Chiếu sáng tạo ra năm 1976 để biểu diễn màu sắc bằng ba giá trị. Hunterlab có một bài viết khái quát về chủ đề này với các nội dung chính như sau.
- L* biểu thị độ sáng, trong đó 0 chỉ màu đen tuyền, hệ số phản xạ hoặc truyền màu bằng 0%. Chỉ số 50% chỉ giá trị màu xám trung tính, trong khi chỉ số 100 chỉ màu trắng thuần. Chỉ số này cho biết hệ số phản xạ là 100% và độ rõ nét hoàn hảo.
- a* biểu thị sắc đỏ và sắc xám của màu sắc. Giá trị dương của a* là màu đỏ còn giá trị âm là màu xanh lá cây. Mức 0 là màu trung tính..
- b* biểu thị sắc vàng và xanh dương của màu sắc. Giá trị dương của b* là màu vàng còn giá trị âm là màu xanh dương. 0 chỉ mức độ trung tính.
Vì CIELAB được đo trong ba chiều không gian, sẽ có vô số khả năng biểu diễn màu sắc. Mô hình CIELAB cũng tuân thủ tính đồng nhất vĩnh cửu. Điều này giúp chuẩn màu ước chừng thị lực của con người chuẩn xác hơn. Nhờ vậy, chuẩn màu này có lợi thế đáng kể so với các chuẩn màu RGB và CMYK ít chính xác hơn.
CIELAB cung cấp độ chính xác ở mức yêu cầu lượng dữ liệutrên pixel lớn hơn nhiều so với các tiêu chuẩn RGB và CMYK. Vì dải màu tiêu chuẩn cao hơn so với hầu hết màn hình máy tính, đôi khi màu sắc sẽ không chính xác; tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ khiến những vấn đề này trở nên không đáng lo ngại.
Mô hình CIELAB không phụ thuộc vào thiết bị, có nghĩa là định nghĩa về màu sắc được phát triển độc lập với cách tạo ra hoặc hiển thị màu sắc. Ứng dụng phổ biến nhất của không gian màu này là chuyển đổi hình ảnh đồ họa để in từ RGB thành CMYK.
Vì không gian Lab hoàn toàn được xác định theo toán học, CIELAB không có bản quyền và giấy phép. CIELAB cũng hoàn toàn thuộc phạm vi công cộng, nghĩa là bạn có thể sử dụng và tích hợp mô hình này vào dự án của bạn mà không mất phí.
Các Không Gian Màu Phổ Biến Khác: RGB và HSV
Dù là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trong ngành, CIELAB chưa phải là không gian màu lớn duy nhất. Các không gian màu RGB và HSV đáng được thảo luận trong bài viết này vì cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong chất lượng đồ họa số.
Không gian màu RGB, viết tắt của đỏ-xanh lá-xanh dương, là mô hình màu bổ sung, nghĩa là có thể sử dụng nhiều tỷ lệ những ánh sáng này để tạo nên bất kỳ màu nào. Mô hình màu này được tạo riêng cho mục đích hiển thị, như trong màn hình và máy chiếu.
Nhiều màn hình hiển thị được cấu thành từ ánh sáng đỏ, xanh lá và xanh dương. Khi nhìn từ xa, thường là hơn 60 cm, các màu sẽ kết hợp lại. Khi kiểm tra ở khoảng cách gần, mắt người có thể phân biệt các màu.
Dù RGB là chuẩn màu hiệu quả, các chuyên gia đồ họa máy tính cảm thấy rất khó sử dụng chuẩn này để tạo nên các sắc thái màu phức tạp. Chính vì vậy, không gian màu HSV đã ra đời. Thực chất đây là phiên bản tiện lợi hơn của không gian màu RGB.
HSV là viết tắt của tông màu (hue), độ bão hòa màu (saturation) và giá trị hay độ sáng của màu sắc (value) và cho mức độ cảm nhận màu sắc chính xác hơn so với các tiêu chuẩn khác. Nguyên nhân là vì không gian màu này gồm nhiều hơn ba thành phần. Không gian màu HSV gồm các yếu tố sau:
- Đỏ: thuộc khoảng 0 – 60 độ
- Vàng: thuộc khoảng 61 – 120 độ
- Xanh lá: thuộc khoảng 121 – 180 độ
- Cyan: thuộc khoảng 181 – 240 độ
- Xanh dương: thuộc khoảng 241 – 300 độ
- Magenta: thuộc khoảng 301 – 360 độ
Dù tiêu chuẩn HSV không phổ biến như tiêu chuẩn RGB, nhiều chuyên gia đồ họa chọn không gian màu này khi sử dụng các bộ phần mềm chỉnh sửa đồ họa cao cấp.
Tổng Kết
Bất kể bạn sử dụng không gian màu gì cho thiết bị trình chiếu hay màn hình hiển thị, dù là CIELAB, RGB hay HSV, bạn sẽ luôn cần cân nhắc mức độ Delta E của thiết bị. Nếu bạn chọn các thiết bị có mức độ Delta E cao, hình ảnh hiển thị sẽ không giữ nguyên màu gốc.
Do tầm quan trọng của việc lựa chọn máy chiếu hoặc màn hình có Delta E nhỏ hơn 2, bạn cần đảm bảo chọn màn hình chất lượng cao như ViewSonic ColorPro. Dù những thiết bị cao cấp này đôi khi sẽ tốn kém hơn các thiết bị có mức Delta E thấp, bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn vì đã đầu tư cho một giải pháp tiên tiến.
Nguồn: Viewsonic
Đăng bình luận về bài viết này